Tin vào mối lương duyên bền vững với thầy Park
Chiều 10.3, tại cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Trung Nguyên tổ chức lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 và là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến đầu tư của lễ hội.Đến dự có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà; bà Vanusia Nogueira, Tổng giám đốc Tổ chức cà phê thế giới (ICO); lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Đắk Lắk; các đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, đối tác trong nước và quốc tế.Trung Nguyên Legend là nhà máy thứ 5 trong hệ thống sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 tại Đắk Lắk. Đây là dự án trọng điểm nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê robusta Buôn Ma Thuột, góp phần đưa ngành cà phê lên tầm cao mới, khẳng định vị thế "cường quốc cà phê" của Việt Nam; góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới"…Dự án nhà máy cà phê Trung Nguyên có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, triển khai theo 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn một có quy mô gần 1.000 tỉ đồng; được trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Đây được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.Nhà máy xây dựng trên diện tích 50.000 m2, mật độ xây dựng công trình tối đa 60%; mật độ cây xanh, mặt nước trên 20%, được thiết kế trở thành nhà máy cà phê năng lượng sinh thái - bền vững tiêu chuẩn Net Zero và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cà phê, mà còn mở ra những cơ hội mới, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương... Đắk Lắk có thêm khu công nghiệp trên 300 ha Cùng ngày, trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Phú Xuân tại xã Ea Đrơng, H.Cư Mgar. Công ty cổ phần DPV (thành viên Tập đoàn KDI) là chủ đầu tư dự án.Với diện tích 313 ha, KCN Phú Xuân là một trong 5 KCN trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, tập trung thu hút doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.Con mắm quê mình
Từ rạng sáng ngày 2.2.2025, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ, rất nhiều phương tiện từ miền Tây đổ về hướng TP.HCM, lực lượng chức năng liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường 1 chiều hướng đi tỉnh Tiền Giang.Ghi nhận của PV Báo Thanh Niên, từ rạng sáng đến khoảng 12 giờ trưa ngày 2.2, rất nhiều phương tiện, chủ yếu là xe máy đổ từ miền Tây qua khu vực trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu về TP.HCM. Các phương tiện liên tục nối đuôi nhau kéo dài từ khu vực TP.Bến Tre đến gần Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu.Do đó, lực lượng CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường một chiều, hướng qua tỉnh Tiền Giang để giải phóng phương tiện, mỗi đợt kéo dài từ 20 - 30 phút. Nhờ vậy, các phương tiện xe ô tô, xe tải chỉ mất khoảng từ 30 phút đến 1 giờ là có thể di chuyển từ khu vực TP.Bến Tre. Trong khi đó, trên QL 60 về hướng tỉnh Bến Tre, phương tiện không nhiều nhưng do bị điều tiết từng đợt kéo dài nên thời gian di chuyển của các xe qua khu vực này cũng mất hơn 30 phút mới qua được cầu Rạch Miễu, hướng đi tỉnh Bến Tre.Theo Công ty BOT cầu Rạch Miễu, từ ngày 25.1, tức 26 Tết đến nay, lượng xe qua cầu Rạch Miễu tăng cao, trung bình khoảng 28.000 lượt phương tiện/ngày. Do đó, để việc điều tiết của CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang thêm hiệu quả, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phối hợp xả trạm tổng cộng 39 lần.
3 tháng, Quản lý thị trường TP.HCM thu ngân sách hơn 23 tỉ đồng
Chủ nhân bản hit Hips Don't Lie vừa giành giải Grammy 2025 cho hạng mục Album Latin pop xuất sắc nhất và đây là tour diễn đầu tiên của cô sau 7 năm. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ đã nhanh chóng chỉ ra những điểm tương đồng đáng ngờ giữa sân khấu của Shakira và tour diễn Renaissance của Beyoncé năm 2023.Trên nền tảng X, một số người đã đăng hình ảnh so sánh sân khấu của cả hai tour diễn, cho rằng Shakira đã "sao chép hoàn toàn" từ Beyoncé: "Shakira chắc chắn đã xem tour Renaissance và ghi chép kỹ lưỡng"; "Cô ấy không chỉ ghi chép đâu, mà còn bê nguyên cả cách bài trí sân khấu"; "Thật đáng buồn và tệ hại, cần một vụ kiện bản quyền ngay lập tức".Một số khác thậm chí chỉ ra rằng phông chữ trên sân khấu của Shakira gần như giống hệt Beyoncé, trong khi một số fan quá khích còn gọi đây là "đạo nhái trắng trợn".Dẫu vậy, một bộ phận khán giả lại đứng về phía Shakira, cho rằng hai nữ ca sĩ đã truyền cảm hứng cho nhau suốt nhiều năm và không có gì sai khi học hỏi lẫn nhau: "Shakira và Beyoncé là bạn thân lâu năm, chuyện này đâu có gì nghiêm trọng"; "Tại sao lại cố tạo mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ tài năng như vậy?".Ngoài sân khấu, người hâm mộ cũng so sánh trang phục của Shakira với Beyoncé, khi cả hai đều chọn các thiết kế ánh bạc, kim loại. Một số fan giải thích rằng chủ đề tour diễn của Shakira xoay quanh hình tượng kim cương, vì vậy màu sắc sân khấu, trang phục bạc ánh kim cũng là điều dễ hiểu.Nhà tạo mẫu của Shakira - Nicolas Bru, tiết lộ với Harper's Bazaar rằng: "Nhà thiết kế đầu tiên chúng tôi liên hệ là Donatella Versace để tạo nên trang phục mở màn. Chúng tôi muốn thứ gì đó táo bạo, mạnh mẽ và đầy quyến rũ - và Versace chính là lựa chọn hoàn hảo".Đáng chú ý, Beyoncé cũng diện nhiều trang phục của Versace trong tour diễn Renaissance, khiến người hâm mộ tiếp tục đặt nghi vấn về sự trùng hợp.
Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán. Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản."Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay. "Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cà phê,... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim,... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ đồng, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự lên ngôi của thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cà phê lưu động...Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Giới trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi... Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm,... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch,...Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money,... - tận dụng sự phát triển của internet di động và dữ liệu, đã tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt". Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6.2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.Từ những thanh toán nhỏ hằng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ AI có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông,.... nay hóa nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc... Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia..Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ,... Mô hình siêu ứng dụng điển hình như MoMo có khả năng tích hợp hệ sinh thái thanh toán, tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư… trên một nền tảng duy nhất, trong tầm tay mọi người. Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình. Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo là một ví dụ điển hình khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hằng ngày.Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ,... sự xuất hiện của MoMo - ứng dụng fintech duy nhất trong bảng xếp hạng - càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu như chính hơi thở của người tiêu dùng Việt. Càng khẳng định rằng, tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội Việt Nam.
2 mẹo chống đọng nước trên gương chiếu hậu ô tô, xe máy khi trời mưa
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.